Khác với động cơ xe máy chỉ chạy bằng xăng hoặc là xăng pha nhớt (xe 2T) thì động cơ xe 4 bánh được chia ra làm 2 loại hay thậm chí là 3 loại: động cơ xăng, động cơ dầu Diesel và mới nhất gần đầy là động cơ điện (Tesla, BMW i8,…). Ở bài viết này chúng ta sẽ đề cập chính về 2 loại đó là xăng và dầu Diesel.
Đầu tiên, làm sao để phân biệt được đâu là nhớt dành cho động cơ xăng và đâu là nhớt dành cho động cơ Diesel. Muốn biết được điều này chúng ta sẽ nhìn vào chỉ số API của nhớt. Thông thường với dầu nhớt xe máy, chỉ số API sẽ chỉ thể hiện là SN, SL hoặc SG,… thì đối với động cơ ô tô chỉ số API sẽ có thêm chuẩn C là dành cho động cơ Diesel. Ví dụ như những loại nhớt có chỉ số API SL, SN, SJ thì dùng cho động cơ xăng và API CF, CH, CH-4,… sẽ dùng cho động cơ Diesel. Bên cạnh đó cũng có những loại nhớt có thể dùng cho cả động xăng và động cơ Diesel cùng lúc như là API SL/CF, API SJ/CH-4,… Nhìn vào thông số API là cách dễ nhất để phân biệt được loại nhớt phù hợp cho động cơ ô tô của mình.
Ngoài ra, dựa vào chỉ số API chúng ta còn biết được là loại nhớt này có phù hợp với động cơ trang bị Turbo Charged hay không. Những loại nhớt có trang bị thông số API CH-4, CF-4,CJ-4 là những loại có thể sử dụng được cho động cơ trang bị Turbo Charged.
Ngoài API ra, các loại nhớt còn có thêm 1 tiêu chuẩn quy định là ACEA do Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Châu Âu quy định. Chuẩn ACEA chia ra làm 4 cấp theo thứ tự chữ cái A, B, C và E tương xứng với loại động cơ phù hợp.
Tham khảo thêm các bài viết: https://nomad-vietnam.vn/category/tin-tuc/